(Theo Thanhtravietnam.vn) Nhà máy Nước mặt Sông Đuống: Tiên phong giải quyết bài toán nước sạch Thủ đô

Thứ hai | 14/10/2019

 11/10/2019 11:00   (ThanhtraVietNam) - Thực tế, thủ đô Hà Nội vẫn còn nhiều nơi thiếu nước sạch hoặc thậm chí chưa có nước sạch. Nhiều khu vực tỷ lệ người được dùng nước sạch rất thấp từ 10 – 30%, hoặc 100% người dân được sử dụng nước sạch

(Theo Thanhtravietnam.vn) Nhà máy Nước mặt Sông Đuống: Tiên phong giải quyết bài toán nước sạch Thủ đô

(Theo Thanhtravietnam.vn) Nhà máy Nước mặt Sông Đuống: Tiên phong giải quyết bài toán nước sạch Thủ đô

 11/10/2019 11:00
 

(ThanhtraVietNam) - Thực tế, thủ đô Hà Nội vẫn còn nhiều nơi thiếu nước sạch hoặc thậm chí chưa có nước sạch. Nhiều khu vực tỷ lệ người được dùng nước sạch rất thấp từ 10 – 30%, hoặc 100% người dân được sử dụng nước sạch nhưng vào các mùa cao điểm vẫn có các khu vực bị thiếu nước hoặc chất lượng nước chưa đảm bảo. Vì vậy, nhu cầu cấp thiết của thành phố là được bổ sung nguồn nước đảm bảo, phù hợp, cung cấp bổ sung cho các khu vực chưa có nước sạch hoặc còn thiếu.

Cùng với ô nhiễm môi trường, người dân Hà Nội vẫn canh cánh nỗi lo thiếu nước sạch. Để góp phần giải tỏa sự lo lắng của người dân, cũng như giải quyết bài toán nước sạch Thủ đô, Công ty Cổ phần Nước mặt Sông Đuống (thuộc Tập đoàn AquaOne) đã dấn thân vào dự án dân sinh đầy thử thách này và bước đầu đạt được những kết quả đầy ấn tượng.

Giải tỏa nỗi lo… thiếu nước sạch

Nước sạch sinh hoạt là một trong những nhu cầu thiết yếu của người dân Thủ đô, đặc biệt trong giai đoạn đô thị hóa, phát triển kinh tế-xã hội mạnh mẽ như hiện nay. Đáp ứng nhu cầu này, trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015-2020, Hà Nội đã xác định công tác phát triển hệ thống nước sạch là khâu ưu tiên, đột phá nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Thực tế, thủ đô Hà Nội vẫn còn nhiều nơi thiếu nước sạch hoặc thậm chí chưa có nước sạch. Những khu vực như Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức và Phú Xuyên đều có tỷ lệ người được dùng nước sạch rất thấp từ 10 – 30%. Bên cạnh đó, tại các khu đô thị, tuy cơ bản 100% người dân được sử dụng nước sạch nhưng vào các mùa cao điểm vẫn có các khu vực bị thiếu nước hoặc chất lượng nước chưa đảm bảo như quận Bắc Từ Liêm, quận Hoàng Mai, quận Hà Đông...Vì vậy, nhu cầu cấp thiết của thành phố là được bổ sung nguồn nước đảm bảo, phù hợp, cung cấp bổ sung cho các khu vực chưa có nước sạch hoặc còn thiếu. Trước thực tế đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 499/QĐ-TTg ngày 21 tháng 3 năm 2013 phê duyệt Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với một số chỉ tiêu chính là Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch đến năm 2020 đối với đô thị trung tâm nội đô đạt 100% (một số khu vực phát triển mới thành lập từ huyện tỷ lệ đạt 95 - 100%); đối với các đô thị vệ tinh đạt 90 - 95%; đối với đô thị sinh thái đạt 85 - 90%. Giai đoạn đến năm 2030, đối với các đô thị trung tâm là 100%; đối với các đô thị vệ tinh đạt 100% và đối với đô thị sinh thái đạt 95 - 100%. Một trong những giải pháp quan trọng được đưa ra để hoàn thành mục tiêu này là sử dụng nguồn nước mặt từ sông Đuống.

Góp phần hiện thực hóa chủ trương của thành phố và quy hoạch của Chính phủ, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nước mặt Sông Đuống Đỗ Thị Kim Liên cùng cộng sự đã quyết liệt vào cuộc xây dựng Nhà máy Nước mặt Sông Đuống. Mục tiêu chiến lược của dự án dân sinh này là: Phát triển một hệ thống cấp nước sạch bền vững, có khả năng cung cấp và đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước sạch ổn định và lâu dài cho Thủ đô và các vùng lân cận, góp phần nâng cao sức khỏe cho người dân trong việc hưởng lợi từ việc sử dụng nước sạch, đặc biệt là trẻ em, người già và phụ nữ, giúp giảm thiểu các bệnh gây ra từ nguồn nước và tình trạng ô nhiễm môi trường sống do nguồn nước không hợp vệ sinh.

Khởi công Dự án Nhà máy Nước mặt Sông Đuống (09/3/2017). Ảnh: P.V

Dự án được phê duyệt đầu tư theo Quyết định số 499/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (ngày 21/3/2013) và Quyết định chủ trương đầu tư của UBND TP Hà Nội (ngày 03/6/2016).Nhà máy Nước mặt Sông Đuống là nhà máy nước sạch sinh hoạt quy mô cấp vùng với tổng diện tích 65 ha, mức đầu tư giai đoạn 1 là gần 5000 tỷ đồng.Ngày 5/9/2019, Nhà máy đã khánh thành giai đoạn 1, công suất 300 nghìn m3/ngày đêm, về đích sớm so với kế hoạch 16 tháng và được vinh dự gắn biển Công trình kỷ niệm 65 năm Giải phóng Thủ đô. Khi khánh thành, nhà máy đảm bảo đủ cung cấp nguồn nước sạch cho 1/3 dân số Hà Nội (khoảng 3 triệu dân, tại 168 xã, phường thuộc 8 quận, huyện ở khu vực Đông Bắc và phía Nam thành phố Hà Nội, các khu đô thị, khu công nghiệp trên đường 179 và một số vùng phụ cận như Bắc Ninh, Hưng Yên…) và dần thay thế nguồn nước ngầm đã và đang có nguy cơ ô nhiễm cao.

Tiếp nối giai đoạn này, Dự án Nhà máy Nước mặt Sông Đuống sẽ phát triển và mở rộng liên tục đến năm 2023 đạt 600.000 m3/ngày đêm, đến năm 2030 đạt 900.000 m3/ngày đêm, và sau năm 2030 đạt 1,2 triệu m3/ngày đêm.

Lễ Khánh thành giai đoạn 1 (300.000m3/ngày đêm) Nhà máy Nước mặt Sông Đuống (05/9/2019). Ảnh: P.V

Toàn cảnh Nhà máy Nước mặt Sông Đuống. Ảnh: P.V

Đảm bảo hoạt động hết công suất

Chia sẻ về quá trình xây dựng và đưa vào vận hành Nhà máy Nước mặt Sông Đuống giai đoạn 1, bà Đỗ Thị Kim Liên cho biết: “Hai hợp phần chính của Nhà máy Nước mặt Sông Đuống là công trình thu – trạm bơm nước thô và hệ thống tuyến ống truyền dẫn cấp 1 dài 76km,đường kính từ 0.8 tới 1,8 mét, được đánh chìm qua 3 con sông lớn là Sông Hồng, sông Đuống và sông Bắc Hưng Hải với công nghệ rất phức tạp, kỳ công và tốn kém lần đầu được áp dụng ở Việt Nam. Sau khi khánh thành, Nhà máy được vận hành tự động hóa hoàn toàn và áp dụng công nghệ xử lý nước đạt tiêu chuẩn cao nhất hiện hành tại Việt Nam (tương đương các tiêu chuẩn quốc tế). Theo đó, toàn bộ thiết bị có xuất xứ từ châu Âu và cung cấp nguồn nước sạch đạt tiêu chuẩn châu Âu có thể uống tại vòi. Đây cũng là lần đầu tiên tại Việt Nam, một nhà máy được áp dụng cấu hình công nghệ tiên tiến nhất nhằm đảm bảo tính hiệu quả tiết kiệm nước thô và tiết kiệm năng lượng.Toàn bộ công nghệ hiện đại này đều được vận hành và làm chủ bởi lực lượng kỹ sư và công nhân kỹ thuật người Việt”.

“Với mức đầu tư như vậy đòi hỏi giá nước phải đi cùng với giá đầu tư. Tuy nhiên, khó khăn đối với công ty là hiện tại, với mức giá bán đang thực hiện tạm tính theo quy định của UBND thành phố là lỗ. Việc tính toán lại giá bán sẽ được tiến hành sau khi dự án hoàn thành và kiểm toán Nhà nước vào kiểm tra. Về phần mình, doanh nghiệp mong muốn được điều tiết về giá và đảm bảo cấp nước cho nhà máy hoạt động hết công suất để phục vụ nhân dân Thủ đô và các vùng lân cận. Chính thị trường, người tiêu dùng sẽ là người điều tiết giá bán nước” - Chủ tịch HĐQT Công ty Nước mặt Sông Đuống khẳng định./.

Bài đã đăng