(Theo Thanh Niên) Khánh thành Nhà máy nước mặt sông Đuống 5.000 tỉ đồng

Thứ tư | 10/04/2019

Nhà máy nước mặt Sông Đuống đã được khánh thành giai đoạn 1. Khi đi vào vận hành, nhà máy sẽ cung cấp nước sạch cho khoảng 3 triệu dân ở 8 quận, huyện của thành phố Hà Nội.<i class="icon-camera"></i>Nhà máy nước mặt sông Đuống hoàn thành đưa vào khai thác

(Theo Thanh Niên) Khánh thành Nhà máy nước mặt sông Đuống 5.000 tỉ đồng

(Theo Thanh Niên) Khánh thành Nhà máy nước mặt sông Đuống 5.000 tỉ đồng

Nhà máy nước mặt Sông Đuống đã được khánh thành giai đoạn 1. Khi đi vào vận hành, nhà máy sẽ cung cấp nước sạch cho khoảng 3 triệu dân ở 8 quận, huyện của thành phố Hà Nội.

Nhà máy nước mặt sông Đuống hoàn thành đưa vào khai thác giai đoạn 1 /// Ảnh Đan Hạ
Nhà máy nước mặt sông Đuống hoàn thành đưa vào khai thác giai đoạn 1
ẢNH ĐAN HẠ

Sáng nay, 13.10, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã nhấn nút phát nước giai đoạn 1 của dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống và phát động khởi công xây dựng giai đoạn 2 của nhà máy này.

Dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 5.000 tỉ đồng, bao gồm 2 hợp phần chính, gồm: Công trình thu - trạm bơm nước thô, nhà máy nước được quy hoạch trên diện tích gần 61,5 ha tại khu vực xã Phù Đổng và xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm), tuyến ống truyền dẫn nước sạch dài 76 km phân bố trên huyện Gia Lâm, quận Long Biên, huyện Sóc Sơn, huyện Đông Anh, quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì và tỉnh Hưng Yên.

Bà Đỗ Thị Kim Liên, Chủ tịch HĐQT Nhà máy nước mặt sông Đuống, cho biết nhà máy được thiết kế vận hành tự động hóa hoàn toàn, công nghệ từ châu Âu, tái sử dụng nước sản xuất, không xả thải ra môi trường, tiết kiệm năng lượng.

Khánh thành Nhà máy nước mặt sông Đuống 5.000 tỉ đồng - ảnh 1
Hệ thống bể lọc nước của Nhà máy nước mặt sông Đuống giai đoạn 1 đã hoạt động sản xuất nước
ẢNH ĐAN HẠ

Cũng theo bà Liên, song song với quá trình xây dựng nhà máy, 3 tuyến ống HDPE dẫn nước đường kính 1.000 mm với tổng chiều dài hơn 1.000 m vừa được hạ thủy thành công xuống lòng sông Đuống tại khu vực Km49+500 thuộc địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Theo thiết kế, các tuyến ống dẫn nước từ Nhà máy nước sạch tới khu vực dân cư phải vượt qua 3 con sông. Trong đó 2 sông lớn là sông Hồng và sông Đuống bằng phương pháp đánh chìm qua sông.

“Đến nay, những dòng nước sạch đầu tiên từ nhà máy đã được chuyển đến tận nhà của bà con những vùng có đường ống của nhà máy được hoàn thành giai đoạn 1 đi qua. Ngay sau khi nhà máy khánh thành giai đoạn 1 và phát nước, dự án sẽ gấp rút khởi công xây dựng giai đoạn 2”, bà Liên chia sẻ.

Khánh thành Nhà máy nước mặt sông Đuống 5.000 tỉ đồng - ảnh 2
Bản đồ vùng cấp nước Nhà máy nước mặt sông Đuống
ẢNH DO NHÀ MÁY CUNG CẤP

Khi đi vào vận hành, Nhà máy nước mặt sông Đuống đảm bảo đủ cung cấp nguồn nước sạch cho 1/3 dân số Hà Nội (khoảng 3 triệu dân, tại 168 xã, phường thuộc 8 quận, huyện ở khu vực đông bắc và phía nam thành phố Hà Nội, các khu đô thị, khu công nghiệp trên đường 179 và một số vùng phụ cận như Bắc Ninh, Hưng Yên…) và dần thay thế nguồn nước ngầm.

Về quy mô dự án, theo quy hoạch và kế hoạch mở rộng Nhà máy nước mặt Sông Đuống đến năm 2019 sẽ đạt công suất 300.000 m3/ngày đêm, chia thành hai kỳ đầu tư. Trong đó, kỳ 1 đến năm 2018, vận hành kinh doanh nước sạch với công suất 150.000 m3/ ngày đêm và kỳ 2 đến năm 2019, vận hành kinh doanh nước sạch với công suất 300.000 m3/ ngày đêm.

Tiếp nối giai đoạn này, Dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống sẽ phát triển và mở rộng liên tục đến năm 2023 đạt 600.000 m3/ ngày đêm và công suất đạt 900.000 m3/ ngày đêm trong tương lai.

Dự án sử dụng nguồn nước thô được khai thác từ sông Đuống có chất lượng và lưu lượng đảm bảo cung cấp nước cho sinh hoạt và đáp ứng các giai đoạn phát triển nâng công suất nhà máy nước đến năm 2050.
ĐAN HẠ

Bài đã đăng