Xử lý và cung cấp nước sạch

Trong định hướng chiến lược phát triển của mình, Aquaone đã đặt ưu tiên cao nhất và xuyên suốt cho các nhà máy xử lý nước sạch thuộc quyền đầu tư xây dựng, quản lý và phát triển của mình là chất lượng nước sạch cung cấp cho khách hàng.

Các yếu tố quan trọng nhất trong việc đảm bảo chất lượng đầu ra của một nhà máy xử lý nước cung cấp cho khách hàng tiêu thụ (dân dụng và công nghiệp) là cung cấp nước liên tục với chất lượng cao và áp lực dư đầu ra đảm bảo. Công nghệ sẽ quyết định trực tiếp tới các yếu tố đã nêu, đó là lý do cốt lõi đã được đảm bảo ngay từ khi bắt đầu triển khai tại các dự án của Aquaone:

Nhà máy nước mặt Sông Hậu do hãng Veolia thuộc cộng hòa Pháp (đơn vị uy tín hàng đầu trong ngành nước quốc tế) thiết kế và thi công lắp đặt phần công nghệ, hiện đang vận hành tin cậy và ổn định từ tháng 10/2017 tới nay.

Nhà máy nước mặt Sông Đuống đã lựa chọn các tổng thầu công nghệ quốc tế  hàng đầu để thiết kế và thi công lắp đặt phần công nghệ cho toàn bộ giai đoạn I với công suất 300.000 M3/ngày đêm:PK1A sử dụng tổng thầu quốc tế Wabag, PK1B sử dụng tổng thầu Aone, Đức.

Một yêu cầu mang tính rất đặc thù của các tiêu chuẩn Châu Âu áp dụng cho hệ thống cấp nước là không có các bể chứa/ bồn chứa trung gian, nói một cách cụ thể khác là nước sạch sẽ được cung cấp trực tiếp từ nhà máy xử lý nước thông qua mạng lưới truyền tải và phân phối  trực tiếp tới các vòi tiêu thụ (điểm sử dụng nước cuối)- yếu tố này đồng nghĩa với việc áp lực cung cấp tại đầu ra các nhà máy phải đủ lớn. Các nhà máy nước của Aquaone đều trang bị các hệ thống máy bơm điều khiển bởi biến tần và cảm biến áp lực để đảm bảo áp lực nước tại nơi cung cấp cho khách hàng sử dụng tốt và ổn định. Không cần sử dụng bể chứa nước và két nước mái, hệ thống bơm chuyển tiếp tại các hộ tiêu thụ. Nhờ đó sẽ khống chế hoàn toàn nguy cơ ô nhiễm nguồn nước sạch tại các khâu trung gian hở (như các bể ngầm, bồn chứa trên mái nhà dân) và cũng giảm thiểu chi phí đầu tư, vận hành hệ thống bồn chứa, bơm chuyển tiếp cho khách hàng tiêu thụ cuối.

Chất lượng nước sạch của Việt Nam hiện nay đang tuân thủ QCVN 01-1:2018/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt (áp dụng cho các nhà máy xử lý nước có công suất lớn hơn 100.000 M3/ngày đêm). Các nhà máy xử lý nước của Aquaone đều đáp ứng chặt chẽ 99 chỉ tiêu thuộc quy chuẩn trên. Trong đó có những chỉ tiêu rất quan trọng như:

Các chỉ tiêu về vô cơ, hữu cơ nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh ung thư : asen, amoni…

Các chỉ tiêu tỷ lệ hàm lượng kim loại nặng : chì, mangan, cadimi…

Các chỉ tiêu về vi sinh vật nguy cơ gây bệnh đường ruột: ecoli, coliform…

Các chỉ tiêu về cảm quan và vô cơ như độ đục; màu sắc, mùi vị (mức độ trong tinh khiết)

Trong quá trình vận hành thử nhà máy, một đơn vị độc lập trung gian (thuộc hệ thống các Trung tâm y tế dự phòng) sẽ do tư vấn quản lý dự án mời tới lấy mẫu và kiễm định chất lượng nước sạch đầu ra, chỉ khi nào đạt yêu cầu đáp ứng toàn bộ 99 chỉ tiêu QCVN 01-1:2018/BYT thì Nhà máy mới được chính thức đưa vào hoạt động. Khi đi vào hoạt động ổn định, các chỉ tiêu này phải liên tục được đảm bảo.

Sự nỗ lực của Aquaone còn cao hơn mức yêu cầu theo QCVN 01-1:2018/BYT, đồng tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về nước sinh hoạt theo tiêu chuẩn Châu Âu, do vậy nước sạch của các nhà máy nước mặt Sông Hậu và Sông Đuống, đều có thể uống trực tiếp tại vòi tiêu thụ (nếu nước được cung cấp thông qua mạng lưới truyền tải và phân phối nước sạch do Aquaone kiểm soát 100%)

Hệ thống các thiết bị phân tích, đo đếm với mức độ tự động hóa 100% sẽ kiểm soát chất lượng cho toàn bộ các điểm, các khâu, các công đoạn trong quá trình sản xuất nước sạch từ nước thô đầu vào, tỷ lệ định lượng, khuấy trộn hóa chất xử lý, công đoạn lắng sơ bộ, lọc , khử trùng cho tới bể chứa nước sạch trước khi bơm ra mạng cung cấp. Các thông số được phân tích và ghi nhận liên tục theo thời gian thực bằng quy trình lấy mẫu nghiêm ngặt để xác định và kiểm soát chất lượng nước sau các công đoạn sản xuất. Từ đó  tối ưu hóa tỷ lệ phối trộn hóa chất xử lý để tiết kiệm chi phí xử lý và đảm bảo cấp nước an toàn.

Các giải pháp phòng ngừa nguy hại tiềm ẩn, hệ thống cảnh báo sớm đã được thiết lập. Từ đó giúp nhà máy phát hiện và xác định sớm các nguy cơ ô nhiễm hoặc sự cố về chất lượng nước thô  để có biện pháp phòng tránh và xử lý thích hợp và kịp thời. Ví dụ như nhà máy đã thiết lập tháp canh quan trắc và phao ngăn váng dầu để phát hiện và xử lý nguy cơ nhiễm dầu tại cửa công trình thu…

Tuân thủ chặt chẽ các nội dung nêu trên, hệ thống các dây chuyền xử lý nước tại các nhà máy do Aquaone đầu tư hiện đang đảm bảo cung cấp nước sạch và chất lượng 24/7 cho các khách hàng của mình. Một vài năm tới, các nhà máy khác thuộc AquaOne Group tại các tỉnh như Long An, Hòa Bình cũng sẽ được kế thừa và phát huy kinh nghiệm của các dự án lớn quy mô vùng đã triển khai. Và sẽ tiếp tục tìm kiếm và sử dụng các công nghệ hiện đại hơn nữa trong lĩnh vực xử lý nước sạch.

Xử lý môi trường ( bùn thải)

Ô nhiễm môi trường là vấn đề nóng thời gian gần đây. Hiện tại bùn thải từ hệ thống thoát nước và các hộ dân ở Hà Nội nói riêng và các thành phố ở Việt Nam nói chung chỉ mới được thu gom đến bãi tập kết tập trung. Tại đây áp dụng các biện pháp xử lý mùi và xử lý sơ bộ trước khi chôn lấp hợp vệ sinh. Nguy cơ ô nhiễm thứ cấp từ nước thải rỉ từ bùn vào các nguồn nước mặt và nước ngầm là rất lớn.

Do đó, cần có cách tiếp cận mới bằng cách áp dụng các biện pháp xử lý triệt để hơn để tránh ảnh hưởng xấu tới môi trường, tái sử dụng lại năng lượng, vật liệu và nâng cao điều kiện sống của người dân.

Aquaone đã ký biên bản ghi nhớ với UBND thành phố Hà Nội về việc nghiên cứu đầu tư xây dựng tổ hợp nhà máy xử lý bùn bằng công nghệ sinh học tại thành phố Hà Nội. Aquaone mong muốn khởi đầu triển khai thành công của dự án này, trong tương lai sẽ nhân rộng ra thêm các dự án mới để mang đến giải pháp phát triển bền vững, tiết kiêm năng lượng và góp phần cải thiện môi trường sống của cộng đồng.

Năng lượng tái tạo

Sử dụng năng lượng tái tạo đang là đích đến của việc phát triển bền vững. Đến nay, hai nhà máy nước quy mô vùng của Tập đoàn AquaOne đang hoạt động là Nhà máy nước mặt sông Hậu và Nhà máy nước mặt Sông Đuống đều đã lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái các công trình của dây chuyền xử lý nước.

*Từ năm 2015, Tập đoàn Tilia-Đức đã hỗ trợ các công ty nước sạch và nước thải đô thị tại Việt Nam trong việc tối ưu hóa hoạt động của họ, đặc biệt là liên quan đến việc cải thiện hiệu suất hoạt động và tiết kiệm năng lượng. Tại Hậu Giang, một trong những ý tưởng được phát triển cùng với đối tác Việt Nam là đáp ứng một phần nhu cầu năng lượng của nhà máy nước Hậu Giang bằng các nguồn năng lượng tái tạo. Công ty con của Tập đoàn Tilia, Aone Deutschland AG, đã đầu tư xây dựng một hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái công suất 30 kWp lắp trên mái các công trình xử lý nước. Việc sử dụng bổ sung điện từ hệ thống năng lượng mặt trời áp mái trong giờ cao điểm có tác động tích cực đến việc tiết kiệm chi phí điện năng trong giờ dùng điện cao.

*Năm 2018, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, ông Martin Dulig, Bộ trưởng Kinh tế, Lao động, Vận tải, Phó Thủ hiến bang Sachsen - Cộng hòa liên bang Đức và lãnh đạo UBND TP Hà Nội đã chứng kiến lễ ký Bản ghi nhớ (MOU) giữa Tập đoàn Aquaone và Công ty Aone Deusheuche – Đức về hợp tác đầu tư xây dựng hệ thống điện năng lượng mặt trời trên mái các hệ thống bể xử lý nước tại Nhà máy nước mặt sông Đuống với tiềm năng công suất lên tới 10,8 MWp.

Dự án Điện mặt trời áp mái tại Nhà máy Nước mặt Sông Đuống của Tập đoàn AquaOne được khởi công tháng 9 năm 2020, nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng hệ sinh thái hoạt động thân thiện với môi trường, trong đó có việc sử dụng và sản xuất năng lượng điện sạch, bền vững từ mặt trời. Dự án thiết kế gồm 3 giai đoạn, giai đoạn 1 đã hoàn thành lắp đặt hơn 8.100 tấm pin có công suất gần 1 MW và đã hòa vào lưới điện quốc gia cuối năm 2020.

Cảng biển, đường bộ và vận tải

Đây là các lĩnh vực tiềm năng của Tập đoàn AquaOne.